Thể thao

Võ Vovinam có mấy đai? Tìm hiểu ý nghĩa các màu đai trong vovinam

Là một môn võ thuật của Việt Nam, Vovinam đã được nhiều người yêu thích luyện tập ở hơn 60 nước trên thế giới. Nhiều người chưa biết rõ môn võ này thường băn khoăn võ vovinam có mấy đai. Cùng tìm hiểu về các đai cũng như ý nghĩa các màu đai trong vovinam qua bài viết sau nhé.

1. Đai Vovinam có nguồn gốc hình thành như thế nào?

Chiếc đai trong môn vovinam được hình thành theo lịch sử của môn phái này.
Ban đầu ở thời kỳ mới thành lập, vovinam chưa có võ phục cũng như chưa có hệ thống đai đẳng.

Nguồn gốc hình thành của võ Vovinam

Đến thời kỳ thứ 2 là thời kỳ Chưởng Môn Lê Sáng. Để phát triển môn võ lên một tầm cao mới, ông đã đặt ra võ phục, hệ thống đai đẳng cùng hệ thống chương trình huấn luyện quy củ…

Và năm 1964 chính là năm đánh dấu sự ra đời bộ võ phục màu xanh và chiếc đai đi kèm.

2. Tính thực dụng và một số đặc trưng của môn võ Vovinam

Nhiều môn võ thường bắt học viên luyện tấn, đi quyền rồi mới học các thế võ. Còn võ sinh Vovinam được hướng dẫn ngay các thế khóa gỡ, các thế phản đòn cùng nhiều kỹ thuật gạt, đấm, đá, chém, té ngã… trong buổi tập đầu tiên. Điều này cho thấy tính thực dụng của môn võ này.

Ngoài ra, môn võ này cũng có nhiều đặc trưng khác như:

Tính liên hoàn: Đòn thế Vovinam luôn phải có tối thiểu 3 động tác khi tung ra. Đó có thể đó là những động tác liên hoàn bằng tay hay bằng chân hoặc kết hợp cả hai.

Võ Vovinam có tính liên hoàn

Xem thêm:

Võ Wushu là gì?  Tìm hiểu các đòn thế lợi hại trong võ wushu

Pencak Silat là gì? Những kỹ thuật cơ bản trong pencak silat 

Cương nhu phối triển: Đây là nguyên lý kết hợp giữa sự mềm dẻo và cứng rắn. Có môn võ chủ trương thiên về mềm dẻo, có môn võ lại chủ trương cứng rắn. Còn với vovinam, đó là sự kết hợp của cả hai.

Vận dụng các nguyên lý khoa học: Hầu hết các môn võ thuật đều sử dụng nguyên lý khoa học vào trong kỹ thuật đòn đánh. Và vovinam cũng không ngoại lệ. Cụ thể các nguyên lý được sử dụng trong môn võ này là: lực ly tâm; lực đòn bẩy; lực xoáy; lực cơ gấp và sức bật…

Nguyên tắc “một phát triển thành ba”: Dù là ở bài đơn luyện, song luyện hay đa luyện, vovinam đều là sự kết nối hợp lý các khóa gỡ, các thế phản đòn căn bản…Đây chính là nguyên tắc “một phát triển thành ba” trong hệ thống kỹ thuật của bộ môn Vovinam.

Tính đặc trưng của võ Vovinam

Vovinam là một trong những bộ môn thể thao vô cùng có lợi cho sức khỏe của người tập, không những thế hệ thống đai trong Vovinam cũng vô cùng đa dạng. Luyện võ Vovinam vừa giúp bạn nâng cao sức khỏe vừa trang bị kỹ năng tự vệ cực kỳ hiệu quả.

Ngoài việc luyện võ, người tập có thể lựa chọn chơi các môn thể thao khác có thể kể đến như bóng đá.

Nếu như chơi bóng đá giúp sức khỏe dẻo dai hơn thì xem tin bóng đá sẽ giúp bạn giải trí hiệu quả hơn. Và BaotinbongVn sẽ giúp các khan giả có những giây phút thư giãn giải trí tuyệt vời nhất với các thông lịch phát sóng bóng đá hôm nay,… vô cùng hấp dẫn và chính xác.

3. Tổng quan về hệ thống đẳng – cấp – đai trong võ Vovinam

Từ khi được hệ thống thành các chương trình huấn luyện chuyên nghiệp, Vovinam được chia thành 18 đẳng- cấp.

Hệ thống 18 đẳng- cấp trong Vovinam

Có 3 phần trong chương trình học của Vovinam gồm: Sơ đẳng, trung đẳng và cao đẳng. Và võ sinh Vovinam sẽ bắt đầu học các đòn thế từ căn bản đến nâng cao theo hệ thống 18 đẳng- cấp sau:

– Tự vệ nhập môn: Đây là cấp đai dành cho người mới bắt đầu. Sẽ có một cấp ở hệ thống cấp này.

– Lam đai: Có 3 cấp độ ứng với loại đai màu xanh dương 3 vạch vàng.

– Chuẩn hoàng đai: Có 1 cấp ở đẳng này với chiếc đai vàng với viền xanh.

– Hoàng đai: Sẽ có 4 cấp trong hệ thống này gồm Hoàng đai, Hoàng nhất, Hoàng đai nhị và Hoàng đai tam. Sẽ có chiếc đai vàng 4 vạch đỏ tương ứng 4 cấp này.

– Chuẩn Hồng đai: Ở đẳng này sẽ có 1 cấp và chiếc đai màu đỏ viền vàng.

– Hồng đai: Đẳng này chia Vovinam ra làm 6 cấp với chiếc đai đỏ vạch vàng tương ứng.

– Bạch đai: Võ sinh ở đẳng này sẽ dùng đai trắng 4 chỉ tứ sắc xanh, đen, đỏ, vàng.

Võ Vovinam có mấy đai?

4 màu đai và ý nghĩa các màu đai Vovinam

Vovinam có 4 màu đai gồm xanh, vàng, đỏ và trắng. Mỗi màu đều mang một ý nghĩa riêng.

Trong đó:

Màu xanh: Là màu của hy vọng, màu của biển cả. Ý nghĩa của màu này nhằm chỉ khát vọng của võ sinh muốn tu dưỡng tinh thần võ đạo cách sâu sắc.

Màu vàng: Đây là màu biểu tượng cho màu Vương đạo của Á đông. Ý nghĩa của màu này chính là tinh thần và võ thuật bắt đầu ngấm vào da thịt và tâm hồn của người môn sinh.

Màu đỏ: Đây chính là màu máu, màu của lửa, của nhiệt huyết, của sự quyết tâm. Ý nghĩa của màu này cho thấy tinh thần võ đạo đã ngấm vào máu huyết. Nó đang lưu thông trong thân thể của người môn sinh và trở thành một phần trong họ.

Màu trắng: Đây chính là màu tượng trưng cho sự tinh khiết, chân tịnh. Ý nghĩa của màu này chính là võ đạo đã đạt đến cao độ siêu vô hạn và trở thành tinh hoa môn phái.

Ý nghĩa các màu đai trong Vovinam

Hướng dẫn cách thắt đai cơ bản và chi tiết nhất

Khi đã biết vovinam là gì, môn sinh cần biết cách thắt đai đúng. Đây là bài học đầu tiên mọi môn sinh đều phải thuộc lòng. Cách thắt đai như sau:

Bước 1: Gấp dây đai lại làm 4

Bước 2: Đặt 1 phần tư sợi đai đặt ngay giữa bụng, phần còn lại vòng ra sau 2 lần

Bước 3: Dùng đầu đai ngoài luồn vào trong kéo hết cả 2 vòng đai lên.

Bước 4: Chỉnh 2 đầu sợi đai sao cho đầu ngoài dài hơn đầu trong 1 chút.

Bước 5: Dùng đầu đai bên ngoài luồn xuống bên dưới đầu đai bên kia kéo lên thắt lại.

Hướng dẫn cách thắt đai cơ bản

Lưu ý: Thắt đai đúng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

– Ở ngoài sợi đai có hình ô vuông.

– Ở dưới đai có 2 hình chéo nhau.

– Chiều dài hai đầu đai bằng nhau

– Không được để đai chạm đất trong quá trình thắt.

– Hai vòng phía sau lưng phải chồng khít lên nhau.

4. Tổng quan thi lên đai của võ Vovinam

Cũng giống như nhiều môn võ khác, Vovinam sẽ tiến hành thi lên đai để đánh giá trình độ võ sinh. Họ sẽ phải trải qua hai phần thi gồm lý thuyết và thực hành.

Nội dung phần thi thực hành

Với phần thi này, tùy vào từng cấp sẽ có các nội dung yêu cầu cụ thể. Nhưng nhìn chung, nó sẽ có bao gồm các nội dung thi sau:

Đối với THI LÊN CẤP NHẬP MÔN

+ Kỹ thuật căn bản: Thực hiện 5 thế chiến lược do ban giám khảo chỉ định. Thực hiện đánh đơn, đánh đuổi.

+ Thực hiện các đòn khóa gỡ căn bản trình độ I ở nhóm 1 hoặc nhóm 2 do ban giám khảo chỉ định.

+ Thực hiện bài quyền: Bài “Khởi quyền”

+ Thực hiện phần thi thể lực với bài chống đẩy: Số lượng tùy thuộc lứa tuổi và giới tính. Cùng với đó là các bài nhảy công lực như ngồi xổm bật cao, rút gối chạm ngực.

Đối với THI LÊN CẤP LAM ĐAI I (Đai xanh đậm 1 vạch vàng)

Võ sinh sẽ phải đáp ứng các yêu cầu về:

+ Kỹ thuật căn bản: đánh đuổi; 3/ 5 thế chiến lược từ số 6 đến 10.

+ Phản đòn căn bản: Thực hiện 4/12 đòn phản các đòn tay căn bản trình độ I ở nhóm 1 hoặc nhóm 2 theo chỉ định của ban giám khảo.

+ Thực hiện bài Quyền: Bài Nhập môn quyền.

+ Thể lực: Thực hiện bài thi chống đẩy theo giới tính, tuổi và các bài nhảy công lực tương tự phần thi nhập môn.

Đối với THI LÊN CẤP LAM ĐAI II (Đai xanh đậm 2 vạch vàng)

+ Kỹ thuật căn bản: Đánh đuổi, 3/ 5 thế chiến lược từ số 11 đến 15.

+ Phản đòn căn bản và khóa gỡ: Thực hiện 7 đòn, trong đó có 2 đòn phản các đòn chân và 5 đòn khóa gỡ căn bản.

+ Đòn chân tấn công: Thực hiện 2/4 đòn chân tấn công số 1 và 3 hoặc số 2 và 4.

+ Thực hiện bài Thập tự quyền pháp.

+ Thể lực: Thực hiện chống đẩy và nhảy công lực.

Nội dung phần thi thực hành võ Vovinam

Đối với THI LÊN CẤP LAM ĐAI III (Đai xanh đậm 3 vạch vàng)

+ Kỹ thuật căn bản: Đánh đuổi, 5 thế chiến lược từ 16 – 20, xô ẩn đạp bụng số 1 và 2, khóa tay dắt số 5 và 6.

+ Thực hiện bài song luyện số 1.

+ Thực hiện đòn chân tấn công số 5 và số 6

+ Thực hiện bài Long hổ quyền

+ Thi đấu đối kháng 2 hiệp, mỗi hiệp 2 phút (nghỉ giữa hiệp 1 phút)

+ Thể lực: Thực hiện chống đẩy và nhảy công lực.

Đối với THI LÊN CẤP CHUẨN HOÀNG ĐAI

+ Kỹ thuật căn bản: Đánh đuổi, 5 thế chiến lược từ số 21 đến 25. Thự hiện 8/16 thế phản đòn căn bản trình độ 2 theo chỉ định.

+ Thực hiện bài Tứ trụ quyền

+ Thi đấu đối kháng 2 hiệp, mỗi hiệp 2 phút (nghỉ giữa hiệp 1 phút)

+ Thể lực: Thực hiện chống đẩy và nhảy công lực.

Nội dung thi lý thuyết

Dù thi ở bất cứ cấp bậc nào, võ sinh đều cần trả lời các phần thi lý thuyết. Đó sẽ là các câu hỏi vấn đáp mà ban giám khảo trực tiếp đặt ra cho người thi. Tùy theo cấp độ thi, sẽ có các câu hỏi thi với các mức độ khó tương ứng.

Thi lý thuyết võ Vovinam

Qua bài viết này các bạn đã rõ võ Vovinam có mấy đai rồi phải không nào? Hy vọng thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn hiểu rõ về môn võ Việt này.