Thể thao

Võ Wushu là gì? Tìm hiểu các đòn thế lợi hại trong võ wushu

Wushu là môn võ được tổng hợp từ nhiều môn võ cổ truyền Trung Quốc. Nhiều người yêu thích võ thuật băn khoăn không biết võ Wushu là gì? Nó có những đòn thế lợi hại nào? Bài viết sau sẽ cho bạn câu trả lời.

1. Tổng quan về Wushu

Trước khi tìm hiểu các đòn thế lợi hại của Wushu, bạn cần hiểu được Wushu là gì.

Wushu là gì?

Là là một môn võ hiện đại của Trung Quốc, Wushu là sự kết hợp từ nhiều môn võ cổ truyền Trung Quốc. Kỹ thuật của các môn võ như Thiếu Lâm, Nga Mi, Võ Đang, Không Động, Thái cực quyền, Vịnh Xuân Quyền…đều có mặt trong Wushu. Môn thể thao này do chính phủ Trung Quốc thành lập vào những năm 1950.

Wushu là gì?

Xem thêm:

Pencak Silat là gì? Những kỹ thuật cơ bản trong pencak silat 

Võ Aikido là gì? Những lợi ích không tưởng của môn võ aikido

Môn võ Wushu có lịch sử hình thành như thế nào?

Trung Hoa là một đất nước nổi tiếng với rất nhiều môn võ thuật. Và Wushu là một môn thể thao kết hợp của rất nhiều môn võ cổ truyền Trung Quốc. Mặc dù chính thức ra đời năm 1950 song thực tế nó đã có lịch sử lâu đời.

Từ thời phong kiến xa xưa, võ thuật đã được giảng dạy chính thức trong triều đình. Rồi rất nhiều cuộc tranh tài tỉ thí võ nghệ được tổ chức.

Và khi đất nước Trung Hoa bước vào thời kỳ mới thống nhất đã khiến Wushu ngày càng phát triển. Tuy nhiên, thiên hướng phát triển lúc này nghiêng về khía cạnh thể thao. Nó mang ý nghĩa của một môn giải trí hơn là một môn võ.

Lịch sử hình thành môn Wushu

Năm 1928, khi Viện nghiên cứu quốc võ Trung Quốc được thành lập. Tên gọi Wushu chính thức được sử dụng. Và nó được coi như một môn quốc võ tổng hợp tiêu biểu nhất. Đây cũng là môn võ đại diện cho toàn thể võ thuật Trung Hoa.

Sau đó, chính phủ Trung Quốc đã thúc đẩy Wushu phát triển. Chính phủ đã yêu cầu tất cả các ban ngành của chính phủ phải thiết lập các học viện Wushu. Đây chính là lý do khiến cho Wushu nhanh chóng phổ biến.

2. Một số điều lưu ý về Wushu

Để hiểu rõ võ wushu là gì, các bạn cần lưu ý một vài điểm dưới đây.

Võ phục truyền thống của Wushu

Tùy vào nội dung luyện tập, thi đấu cũng như biểu diễn sẽ có võ phục của Wushu tương ứng.

Võ phục truyền thống của Wushu

Nhắc đến Wushu là nhắc đến môn võ hàng đầu được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn. Còn khi nhắc đến bóng đá thì nhắc đến môn thể thao có lượng người hâm mộ đông đảo nhất hiện nay.

Bóng đá cũng ngày càng phát triển mang đến mang đến người những giải đấu bóng đá hấp dẫn bạn không thể bỏ lỡ. Điển hình không thể không nhắc đến đó chính là giải đấu bóng đá đức – giải đấu hấp dẫn với những trận cầu nảy lửa.

Chính vì thế nhu cầu cập nhật tin tức kết quả của giải đấu này cũng ngày càng tăng cao. Do đó, ket qua bong da duc tinbong.vn luôn được người hâm mộ lựa chọn và theo dõi. Đây là website bóng đá hấp dẫn hàng đầu hiện nay, liên tục cập nhật phát triển trở thành điểm đến ưa thích của người yêu bóng đá.

Các đòn thế có trong võ Wushu

Trong phần 1 chúng tôi đã làm rõ wushu là gì. Phần dưới đây chúng tôi sẽ thông tin tiết về các đòn thế có trong môn võ này.

Diễn quyền

Đây là một trong hai nội dung tập luyện và thi đấu chính của Wushu. Nó còn có tên gọi khác là Taolu.Trong nội dung này, môn sinh sẽ thực hiện với các động tác đá đập, ném, chộp, đánh, đâm… Diễn quyền Taolu được chia nhỏ ra các nội dung:

– Quyền thuật: Đây là 1 bài quyền không tay trong Wushu. Quyền thuật bao gồm các bài:

+ Trường quyền,

+ Thái cực quyền,

+ Thông bối quyền,

+ Phiên tử quyền,

+ Nam quyền,

+ Hình ý quyền,

+ Bát cực quyền,

+ Phách quải quyền,

+ Thiếu lâm quyền,

+ Triệt cước,

+ Tượng hình quyền,

+ Địa thảng đường.

Diễn quyền

-Quyền binh khí: Các nội dung thực hiện trong phần này sẽ bao gồm:

+ Binh khí ngắn (đao, kiếm, dao găm),

+ Binh khí đôi (đao, kiếm, roi, thương, câu),

+ Binh khí dài (côn, thương, đại đao)

+ Và nhuyễn binh khí ( côn ba khúc, côn chín khúc).

– Đối luyện: Hình thức thứ 3 trong diễn quyền chính là đối luyện. Ở hình thức này, hai hay nhiều người sẽ giao đấu với nhau. Những người giao đấu có thể sử dụng tay không hoặc sử dụng binh khí.

– Diễn quyền tập thể nhiều người.

Giao đấu

Đây là hình thức 2 người thi đấu với nhau theo luật lệ nhất định. Những quy định khi giao đấu wushu sẽ bao gồm các hình thức thi đấu:

– Tán đả: Đây là quy định sử dụng đòn thế của cương phái.

– Đoản binh: Luật lệ này quy định hình thức giao đấu bằng gậy.

– Thôi thủ: Đây là quy định về việc sử dụng đòn thế của nhu phái.

Giao đấu

Tìm hiểu về cơ bản công trong Wushu

Những bản chất cần thiết về năng lực thể chất, kỹ thuật, tâm lý, kỹ năng, thể năng được chỉ ra trong cơ bản công.

Đây là một hệ thống tổng hợp các phương pháp luyện công cả bên trong lẫn bên ngoài thân thể người tập. Những người mới luyện tập cần nắm rõ cơ bản cong trước khi bắt đầu thực hành.

Wushu bao gồm hệ thống cơ bản công sau:

– Thoái công: Đây là những quy định về các bài tập sao cho phát triển sự mềm dẻo, sức mạnh cũng như sự linh hoạt của đôi chân. Các phương pháp luyện tập thoái công bao gồm:

+ Áp thoái hay còn gọi là ép chân.

+ Ban thoái hay còn gọi là mang, vác chân.

+ Phách thoái hay còn gọi là xoạc.

+ Dịch thoái hay còn gọi là hất.

+ Khống thoái chính là các kỹ thuật ghìm, khống chế.

– Yêu công: Đây chính là kỹ thuật luyện hông của môn sinh Wushu. Sự uyển chuyển, mềm dẻo của hông đóng vai trò mấu chất trong việc tạo thành kỹ xảo của thân pháp. Đó chính là lý do tại sao các môn sinh Wushu phải luyện Yêu công. Các phương pháp luyện tập Yêu công bao gồm:

+ Tiền phủ yêu (cúi hông xuống phía trước)

+ Ninh yêu (xoắn vặn hông)

+ Loát yêu (xoay hông)

+ Hạ yêu (đưa hông xuống)

+ Phiên yêu (lật hông)

Các công trong Wushu

– Kiên công: Đây là kỹ thuật luyện tập tay vai. Kỹ thuật này sẽ mang lại sự mềm dẻo cho các dây chằng. Đồng thời, mở rộng phạm vi hoạt động của các khớp xương vai. Từ đó, tạo nên sức mạnh và nâng cao những năng lực hoạt động cho cánh tay.

– Trang công: Kỹ thuật này sẽ giúp củng cố động lực và tăng cường hơi thở.

– Mã bộ trang: Đây là phương pháp luyện tập chân đứng. Người tập sẽ dồn lực về 2 chân như khi đang cưỡi ngựa.

– Cung bộ trang: Cơ bản công này là phương pháp luyện tập với chân trước nặng, chân sau nhẹ.

Wushu tán thủ

Đây là một trong hai cơ bản công mọi môn sinh Wushu cần nắm rõ. Nói chính xác Wushu tán thủ là kỹ thuật chiến đấu dùng tay không.

Wushu tán thủ được chia thành 3 loại gồm:

– Tán thủ Thể thao hay đòn thế thể thao;

– Tán thủ Dân sự chính là các đòn thế dân sự;

– Tán thủ Quân sự đây là các đòn thế dành cho quân đội.

Ở Việt Nam, Wushu tán thủ gồm hai dòng gồm Tán thủ dân sự và Tán thủ thể thao.

Wushu tán thủ

3. Chương trình Wushu bao gồm những gì?

Ngoài các phần cơ bản công và nghi lễ, hệ thống chương trình Wushu cong bao gồm các nội dung sau đây:

Sáo lộ: Là nội dung bao gồm các động tác như dịch, nã, suất, thích, kích, trảm, tiêu… Bác bài tập quyền thuật, khí giới, đối luyện hay biểu diễn tập thể đều thuộc nội dung này.

Bài quyền: Đây là tuyển tập các bài tập sáo lộ tay không. Các bài quyền bao gồm:

+ Trường Quyền,

+ Thái cực quyền,

+ Nam Quyền,

+ Hình Ý Quyền,

+ Bát Cực Quyền,

+ Thông Bối Quyền,

+ Phách Quải Quyền,

+ Bát Quái chưởng,

+ Phiên tử Quyền,

+ Trốc Cước,

+ Thiếu Lâm quyền,

+ Địa Đàng Quyền,

+ Tượng hình quyền…

Khí giới: Nội dung này được chia 4 loại gồm: Đoản khí giới, song khí giới, nhuyễn khí giới và trường khí giới.

Các chương trình trong Wushu

Bài viết trên chúng tôi vừa thông tin võ Wushu là gì? Đồng thời, các thông tin về lịch sử hình thành, đòn thế, chương trình Wushu cũng được thông tin chi tiết. Hy vọng với những kiến thức chúng tôi cung cấp, các bạn sẽ hiểu rõ và thêm yêu thích môn võ này. Và nếu mong muốn trở thành những tán thủ Wushu giỏi, hãy bắt tay vào luyện tập ngay môn võ “đẹp và độc” này nhé!