Tin Tức

Tập gym có tác dụng gì? Bật mí lợi ích tuyệt vời của tập gym

Hiện nay phong trào tập gym phát triển rất mạnh mẽ ở nước ta. Tuy nhiên không phải gymer nào cũng biết tập gym có tác dụng gì? Ngoài lợi ích thì tập gym có tác dụng phụ nào không? Cách hạn chế những tác dụng phụ đó như thế nào? Theo dõi bài viết để biết những thông tin chi tiết.

1. Tập gym có tác dụng gì?

– Thể hình đẹp, body gọn gàng, săn chắc, gợi cảm.

– Giảm mỡ thừa hiệu quả với 2 – 3 buổi chạy bộ và 2 buổi tập cơ 1 tuần.

– Tăng nồng độ serotonin và endorphin. Đây những hormone giúp điều chỉnh tâm trạng, ngăn ngừa bệnh trầm cảm và làm tăng cảm giác vui sướng, hạnh phúc.

– Cho bạn một trái tim mạnh khỏe bởi những tác động tích cực lên huyết áp. Một gymer tập luyện đầy đủ các nhóm cơ 3 lần/tuần sẽ giảm được 15% nguy cơ mắc bệnh tim, 40% nguy cơ bị đột quỵ.

– Hỗ trợ bệnh nhân ung thư phục hồi sức khỏe.

– Giúp người nghiện thuốc lá có thể giảm hoặc từ bỏ hẳn việc hút thuốc.

–  Tăng cường chất lượng đời sống tình dục vì có thể kích thích testosterone, giảm nguy cơ bị rối loạn cương dương cũng như bệnh tim mạch, tiểu đường.

– Giúp xương chắc khỏe nhờ khả năng làm tăng mật độ xương và tăng 20% mức osteocalcin trong cơ thể. Osteocalcin là một loại protein có lợi cho sự phát triển của xương.

 Tập gym có tác dụng gì?

Xem thêm:

PT gym là gì? Những điều kiện để trở thành PT gym chuyên nghiệp

Gym là gì? Những điều gymer mới nên biết khi tham gia tập gym

2. Tập gym có tác dụng phụ nào?

Xoắn cơ

– Nguyên nhân: Hoạt động cơ bắp quá mạnh, bị kiệt sức hay thiếu chất điện giải  khiến cơ bị co thắt, có thể mất cân bằng.

– Khắc phục: Luôn bổ sung đủ nước và vi chất cần thiết khi tập. Tập các bài tập giãn cơ trước và sau khi luyện tập.

Tập gym gây xoắn cơ

Nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nước mắt

– Nguyên nhân: Khi tập các mạch máu trong xong bị giãn ra hoặc thu lại gây ra hiện tượng này.

– Khắc phục: Tập luyện trong phòng có máy lạnh, hay những nơi thoáng mát, có cây xanh. Tránh những nơi có nhiều khói, bụi.

Mẩn ngứa

– Nguyên nhân: Máu được tim bơm nhiều hơn trong khi tập khiến các mạch máu giãn ra, kích hoạt các dây thần kinh khiến chúng ta cảm thấy ngứa ngáy.

– Khắc phục: Đi tập đều đặn để cơ thể quen với việc luyện tập và mạch máu giãn.

Đau bụng đại tiện

– Nguyên nhân: Ruột bị kích thích khi vận động. Hiện tượng này thường xảy ra khi chạy bộ.

– Khắc phục: Chỉ ăn trước buổi tập 2h, không ăn chất béo, chất xơ (rau). Khởi động trước khi tập để cơ thể và bộ máy tiêu hóa làm quen với việc luyện tập.

Tập gym gây đau bụng đại tiện

Buồn nôn

– Nguyên nhân: Máu bị đẩy ngược lên từ dạ dày kết hợp với việc nội tạng bị chấn động do tập luyện.

– Khắc phục: Không ăn quá nhiều chất xơ trong ngày tập, không ăn ngay trước buổi tập. Ghi nhớ những thực phẩm đã ăn khiến bạn cảm thấy buồn nôn. Nghỉ tập, bổ sung nước uống nếu thấy buồn nôn. Ăn đồ ngọt để tăng đường huyết, đẩy lùi cảm giác buồn nôn.

Chóng mặt

– Nguyên nhân: Đột ngột thực hiện các hành động như đang tập cường độ cao lại đột nhiên dừng lại. Hay đột nhiên đứng dậy khi đang ngồi. Bên cạnh đó, thân nhiệt quá cao cũng gây ra chóng mặt

– Khắc phục: Khởi động kỹ trước khi luyện tập. Nghỉ ngơi nếu thấy không khỏe. Không đột ngột thực hiện các hành động trái ngược nhau.

Tê hoặc sưng các ngón chân

– Nguyên nhân: Cơ bắp tỏa nhiệt quá mạnh khiến ngón chân bị sưng. Sau đó cọ xát với giày. Hậu quả của việc này có thể dẫn tới bệnh viêm dây thần kinh.

– Khắc phục: Thường xuyên cử động ngón chân giúp máu lưu thông tốt hơn. Đồng thời phải đi giày đúng size.

Tập gym gây tê hoặc sưng các ngón chân

Thâm tím cơ thể

– Nguyên nhân: Ăn uống thiếu chất hoặc bị chấn thương. Thậm chí có thể bị vỡ mạch máu do tập luyện quá mạnh.

– Khắc phục: Không tập quá sức. Thận trọng để tránh bị chấn thương. Ăn uống đủ dinh dưỡng, bổ sung nhiều vitamin C. Tốt nhất là thuê 1 PT hướng dẫn luyện tập và tuân thủ thực đơn do PT xây dựng.

Đau tức bụng trên

– Nguyên nhân:  Hiện tượng này còn có tên gọi khác là ETAP –  hiện tượng đau bụng ngắn hạn. Hiện tượng này thường xảy ra với những người không thường xuyên chạy bộ. KHi tập sẽ xảy ra hiện tượng máu lưu chuyển mạnh hơn nhưng không đồng đều từ nội tạng đến cơ. Lúc này gan và lá lách bị quá tải máu, chèn ép thành bụng, tạo ra các cơn đau.

– Khắc phục: Dừng lại nghỉ ngơi hoặc chạy chậm lại. Trong khi chạy cố gắng hít thở đều theo quy tắc: Hít vào, tay ấn nhẹ vào chỗ đau. Thả tay đồng thời thở nhẹ ra.

3. Những hiểu lầm thường gặp về tập gym có tác dụng gì

– Tập gym vùng bụng sẽ giúp bụng nhanh chóng nhỏ lại: Để có vòng 2 thon gọn, săn chắc người tập phải thực hiện các bài tập cho nhiều nhóm cơ như squat, chống đẩy. Các bài tập phải tác động được đến các nhóm cơ liên quan như mông, đùi, lưng chứ không chỉ là các bài tập tác động lên duy nhất cơ bụng.

– Tập gym làm to bắp chân, tay: Điều này chỉ đúng với nam vì nam giới có lượng hormone testosterone (hormone phát triển cơ bắp) gấp 30 lần nữ giới.

– Chạy đốt cháy nhiều calo: Chạy không đốt cháy mỡ mà là bài tập cardio tốt cho sức khỏe tim mạch.

– Tập gym khiến ngực nhỏ lại: Kích thước vòng 1 giảm là do giảm mỡ phần lưng. Tập gym không làm thay đổi hình dáng bầu ngực mà còn khiến vòng 1 săn chắc hơn.

– Tập gym sẽ không béo: Cân nặng không chỉ phụ thuộc vào luyện tập mà còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, sự tác động của môi trường.

Những hiểu lầm thường gặp về tập gym có tác dụng gì

4. Lưu ý khi tập gym

– Ăn nhẹ trước khi tập 60 – 120 phút.

– Khởi động kỹ trước khi tập.

– Phân bố thời gian nghỉ ngơi, tập luyện phù hợp.

– Không thể đến phòng tập thì nên tập các bài tập cơ bản tại nhà một cách đều đặn.

Lưu ý khi tập gym

Trên đây chúng tôi đã trả lời câu hỏi tập gym có tác dụng gì cũng như giải đáp các thông tin có liên quan xung quanh việc tập gym. Mong rằng việc luyện tập mang lại cho bạn hiệu quả cao, có thân hình lý tưởng.