Thể thao

Bóng bàn có nguồn gốc từ nước nào? Tìm hiểu lịch sử bóng bàn

Bóng bàn là một môn thể thao khá phổ biến và rất được nhiều người yêu thích. Bóng bàn có nguồn gốc từ nước nào? Lịch sử hình thành và phát triển của bóng bàn như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp ở bài viết. Theo dõi ngay nhé.

1. Bóng bàn có nguồn gốc từ nước nào?

Nguồn gốc của bóng bàn là từ nước Anh. Bóng bàn được coi là trò chơi giải trí của giới thượng lưu thập niên 1880 sau giờ ăn tối. Tên tuổi của kỹ sư James Gibb được gắn liền với môn bóng bàn. Từ năm 1889, ông và người thân trong gia đình sử dụng bàn ăn cùng những chiếc vợt gỗ và trái bóng bằng lie để giải trí.

Công chúng nước Anh đã bị thu hút bởi trò chơi này. Nên hãng Xenluloit đã hợp tác với James Gibb để sản xuất những quả bóng dùng để chơi. Trò chơi ngày càng trở nên phổ biến hơn và dẫn đến việc thương mại hóa việc sản xuất bóng bàn.

Xem thêm :

Luật bóng bàn mới nhất 2020 và những điều cơ bản cần nắm

Hướng dẫn chi tiết cách cầm vợt bóng bàn chuẩn cho người mới

 

Bóng bàn có nguồn gốc ở nước nào? –  Nước Anh

2. Lịch sử hình thành môn bóng bàn

Cuối thế kỷ thứ 19, môn bóng bàn khá phổ biến ở Anh. Vào năm 1890, một vận động viên người Anh mang quả bóng được làm bằng Xenlulo rỗng và dùng làm bóng để đánh trên bàn từ Mỹ về.Loại bóng này có độ nảy lớn, khi rơi xuống bàn phát ra âm thanh “ ping pong” rất vui tai.

Vào đầu thế kỷ 20, bóng bàn được phát triển mạnh mẽ ở trung u và các nước ở Châu Á. Tiếp đó là Châu Mỹ, Châu Phi và rồi môn thể thao này phát triển trên toàn thế giới. Lúc này môn bóng bàn trở thành môn thể thao thi đấu có luật định.

3. Quá trình phát triển bóng bàn

Môn bóng bàn thời kỳ Châu Âu độc tôn

Bóng bàn có nguồn gốc từ Châu u và lan truyền ra khắp thế giới. Nên vào những năm 50 của TK 20, các CĐV của Châu u giành hậu như ngôi vị quán quân của bộ môn này.

Năm 1902, Vợt cao su được người Mỹ phát minh làm thay đổi phần lớn kỹ thuật của môn bóng bàn. Cao su có độ đàn hồi và ma sát tốt hơn so với gỗ nên đã có sự thay đổi một chút về cách chơi.

Thời kỳ này, phòng thủ là kỹ thuật được các vận động viên coi trọng, còn tấn công thì coi nhẹ. Nguyên tắc căn bản là chắc chắn trong phòng thù khiến trận đấu không được hấp dẫn.

Khi đó Liên đoàn bóng bàn thế giới đã thay đổi luật: chiều rộng bàn được tăng lên, chiều cao của lưới thì bị hạ xuống, và thời gian thi đấu được giới hạn nhất định.

Bóng bàn thời kỳ Châu Âu độc tôn

Thời kỳ đột phá bóng bàn của Nhật Bản

Những năm 50 của TK 20, vợt đã được cải tiến và vợt mút xốp được ra đời. Vợt này có tính đàn hồi, độ phản lực tốt và tốc độ bóng đi khá nhanh tạo thuận lợi cho việc tấn công.

Năm 1952, VĐV của Nhật Bản đã giành được huy chương vàng trong trận thi đấu giải vô địch thế giới do sử dụng loại vợt này. Đấy là cột mốc đánh dấu sự môn bóng bàn đang chuyển ưu thế về Châu Á.

LIN Gaoyuan – Tay vợt người Nhật Bản

Sự bùng nổ bóng bàn ở Trung quốc

Đầu năm 50 của TK 20, nhờ việc học hỏi kinh nghiệm và huấn luyện bài bản nên trình độ VĐV Trung Quốc của họ có tiến bộ vượt bậc. Năm 1959, chức vô địch đơn nam thế giới đã về tay Trung Quốc.
Năm 1961, Trung Quốc lại tiếp tục giành được chức vô địch đồng đội nam. Giải vô địch bóng bàn thế giới trong 3 năm liên tiếp 26,27,28 VĐV Trung Quốc đạt được hơn nửa số huy chương vàng của giải đấu.

Zhang Jike – Tay vợt người Trung Quốc

Lịch sử hình thành Liên đoàn bóng bàn thế giới ITTF

Sau đại chiến lần thứ nhất năm 1918, số lượng các cuộc thi đấu và giao hữu bóng bàn ngày một tăng. Các dụng cụ chơi bóng bàn ngày càng đổi mới thì càng có cơ hội tiến bộ nhanh chóng. Trong bối cảnh đó rất cần thiết một tổ chức có thể trên toàn thế giới.

Vào tháng 12 năm 1926, Đại hội Liên đoàn bóng bàn Quốc tế lần I tại London đã được tổ chức. Đại hội thông qua chương trình và quyết định thành lập ra Liên đoàn bóng bàn Quốc tế – ITTF.

4. Sự phát triển của bóng bàn ở Việt Nam

Trước năm 1975, Việt Nam Cộng hòa đã giành giải vô địch Châu Á tại môn bóng bàn năm 1957 ( Philippines) à năm 1958 (Tokyo). Trong những năm 1960 -1969 luôn đứng đầu trong khu vực động Đông Nam Á.

Năm 1993, trở lại đấu trường khu vực tại SEA Games 17 và giành được huy chương đồng đội nữ. Những năm 1995, 1997, 1999, 2001 và 2003, bóng bàn Việt Nam đều giành được chức vô địch đơn nam tại các kỳ SEA Games.

Đến năm 2004, Đông Nam Á có một xuất tham gia Thế vận hội tại Athena và Đoàn Kiến Quốc của Việt Nam có mặt tại đấu trường thế giới. Tuy nhiên, Quốc thua trong trận đầu tiên với VĐV Trung Quốc.

Giải bóng bàn Cây vợt vàng hàng năm luôn thu hút được nhiều vận động viên đăng ký tham gia. Nhiều vận động viên nổi tiếng như Mã Lâm, Joo Se Hyuk… tham dự. Đáng tiếc là các tay vợt của Việt Nam chưa giành được huy chương vàng. Mục đích của giải đấu để học hỏi lẫn nhau. Năm 1992, Tp Hồ Chí Minh là nôi tổ chức Cup bóng bàn Thế giới.

Tay vợt của Việt Nam trong trận thi đấu quốc tế

Những thông tin về bóng bàn có nguồn gốc từ nước nào, lịch sử hình thành và phát triển đã được tổng hợp lại. Mong rằng sẽ giúp ích cho các bạn khi tìm hiểu về bộ môn này.