Blog bóng đá

Bán độ là gì? Tìm hiểu thông tin chi tiết về bán độ

Bán độ là gì? Đây được coi là 1 thuật ngữ nóng trong bóng đá được nhiều người biết đến. Vậy tình trạng bán độ được hiểu như thế nào? Cách để nhận biết hình thức này ra sao? Phương án xử lý khi cầu thủ xác định bán độ là gì? Theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé.

1. Bán độ là gì?

Thuật ngữ “Bán độ là gì” có lẽ luôn là vấn đề được người hâm mộ quan tâm hàng đầu. Đây là cụm từ chỉ hành vi cố tình trong bóng đá để có thể đạt được kết quả trận đấu mong muốn. Nó được điều khiển bởi các tổ chức đánh bạc cá độ online. Các cầu thủ khi tham gia cá độ sẽ nhận được số tiền khá lớn.

Trường hợp có người đứng ra dàn xếp tỉ số với mục đích thu lợi sẽ bị coi là hành vi “tổ chức đánh bạc”. Đồng thời các cầu thủ làm theo sự sắp xếp đó để nhận tiền bị coi là đồng phạm.

Bán độ là gì?

2. Dấu hiệu nhận biết bán độ

Có những người luôn đặt ra câu hỏi: ” Tôi biết bán độ là gì? Nhưng làm sao để có thể nhận biết bán độ?”. Và dưới đây là những dấu hiệu giúp ban tổ chức có thể nhận biết cầu thủ, đội bóng bán độ.

– Tiền đạo luôn lừa qua 4 hậu vệ cùng 1 lúc bằng mọi cách.

– Sau khi nhận được các đường chuyền hay tạt bóng, cầu thủ thường hay trượt chân.

– Cố tình gây sự với đối phương hay trọng tài để có thể được ra khỏi sân.

– Thường xuyên sút bóng ra ngoài sân hay đưa ra các đường đi bóng vô vị, tệ hại.

– Một số đường bóng nên chuyền ngắn thì lại đưa ra hướng chuyền dài.

– Hay để mất bóng và vi phạm các lỗi ngớ ngẩn trong suốt trận đấu. Đjăc biệt thường xuyên có những thành động câu giờ cho đội bạn.

– Luôn bỏ lỡ những cơ hội có thể ghi bàn, đặc biệt là ngay khi đá phạt gần.

– Khi nhận được những đường chuyền bóng ngăn tạo điều kiện tốt nhất đá vào lưới, tiền đạo sẽ không lên tấn công. Thay vào đó họ sẽ tấn công từ biên và sút ra ngoài.

Dấu hiệu nhận biết bán độ là gì?

Xem thêm:

Bầu Hiển Bị Bắt: Đại Gia Bóng Đá Hà Nội Và Con Đường Tù Tội

Các báo chí nước ngoài nói về U23 Việt Nam như thế nào?

3. Quy định về xử phạt bán độ là gì?

Các cầu thủ khi tham gia trận đấu bị phát hiện bán độ sẽ được quy về tội “Xâm phạm an toàn và trật tự công cộng”. Theo đó tọi “Tổ chức đnáh bạc” và “Đánh bạc” được quy định xử phạt như sau:

Quy định về tội đánh bạc

Đánh bạc được áp dụng đối với các đối tượng có hành vi đánh bạc trái phép với tiền và giá trị hiện vật từ 1 triệu – 50 triệu. Hoặc thua bạc với giá trị dưới 5 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính hoặc kết án. Đối với hành vi này, người phạm có thể bị phạt với mức phạt 20 triệu – 100 triệu đồng. Họ cũng có thể bị xử phạt cải tạo không giam giữ 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng – 3 năm.

Những trường hợp bị xử phạt từ 3 – 7 năm tù gian:

– Đánh bạc chuyên nghiệp

– Đánh bạc với mức tiền hoặc hiện vật có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên.

– Sử dụng mạng internet, máy tính, viễn thông hay các phương tiện điện tử để phạm tội.

– Tái phạm nguy hiểm

– Người phạm tội đánh bạc còn có thể bị xử phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng.

Quy định về tội tổ chức đánh bạc

Tổ chức đánh bạc được hiểu là hành vi lôi kéo, kích động, rủ rê người khác tham gia đánh bạc. Họ có thể tham gia vào các trò chơi được tổ chức thắng thua bằng tiền mặt hay hiện vật. Cách xử phạt về tội tổ chức đánh bạc như sau:

– Trường hợp bị xử phạt từ 50 triệu – 300 triệu đồng hoặc từ 1 – 5 năm tù.

+ Tổ chức 10 người đánh bạc hoặc 2 chiếu trở lên với số tiền phạt trên 5 triệu đồng.

+ Sử dụng các địa điểm mà mình sở hữu để tổ chức đánh bạc từ 10 người hoặc 2 chiếu với số tiền và hiện vật từ 5 triệu đồng trở lên.

+ Tổng số tiền và hiện vật sử dụng cho 1 lần đánh bạc từ 20 triệu đồng trở lên.

+ Tổ chức cầm cố tài sản cho người đánh bạc, chuẩn bị các thiết bị đánh bạc hay bố trí người canh gạc, hỗ trợ đánh bạc. Đồng thời tạo lối thoát và sắp đặt phương tiện trốn tránh cho đối tượng tham gia cờ bạc.

+ Đã bị xử phạt hành chính về tội đánh bạc, khi chưa được xóa ấn tích vẫn tham gia đánh bạc.

– Trường hợp bị phạt tù từ 5 – 10 năm

+ Tổ chức có tính chất chuyên nghiệo

+ Thu lợi bất chính với giá trị từ 50 triệu đồng trở lên.

+ Sử dụng các phương tiện mạng máy tính, mạng viễn thông hay phương tiện điện tử để thực hiện hành vi tham gia đánh bạc.

+ Tái phạm nguy hiểm.

Ngoài những trường hợp và mức xử phạt trên, người phạm tội còn có thể bị phạt từ 20 – 100 triệu đồng. Không những thế, họ còn có thể bị tịch thu 1 phần hay toàn bộ tài sản.

Quy định về cầu thủ bán độ

Các cầu thủ bán độ được xử phạt theo các mức của tội phạm đánh bạc. Theo đó các cầu thủ có hành vị dưới đây sẽ bị quy thành tội đánh bạc:

– Cầu thủ bỏ tiền các độ

– Cầu thủ thi đấu và dàn xếp tỷ số.

– Cầu thủ liên kết bỏ tiền cá độ với người khác.

Xử phạt hành vi bán độ bóng đá

Các cầu thủ có hành vi trên sẽ bị quy vào đội đánh bạc. Do đó bị xử phạt như tội đánh bạc được pháp luật quy định.

Nhắc đến bán độ là nhắc đến một trong những hình thức cấm trong bóng đá. Chính vì thể mà nó luôn kiểm soát chặt chẽ từ pháp luật nhà nước. Nhất là khi các giải đấu lớn diễn ra, vấn đề này lại càng kiểm soát chặt chẽ hơn.

Là kênh bóng đá hàng đầu hiện nay, VaobongTV mang đến link xem bóng đá chất lượng nhất. Khi xem bóng đá tại website, người hâm mộ ngoài xem bóng đá còn được nắm bắt thông tin bên lề nóng hổi và hấp dẫn nhất.

4. Những vụ bán độ chấn động bóng đá Việt Nam

Có thể thấy, hình thức bán độ mang đến nguồn thu nhập khủng đối với các cầu thủ. Chính vì thế dù có hiểu bán độ là gì thì với sự hấp dẫn và lôi kéo về mặt kinh tế, các cầu thủ cũng có thể bỏ qua. Và dưới đây là 1 số vụ bán độ chấn động làng bóng đá Việt trong lịch sử.

Pha phản lưới nhà của Xuân Thắng 1997

Tại giải vô địch quốc gia 1997, Xuân Thắng với pha bán độ bằng cú đá phản lưới nhà. Đây chính là khoảnh khắc khiến người hâm mộ không khỏi ngỡ ngàng.

Đó là trận đấu mà trung vệ Lã Xuân Thắng đã đá bóng vào khung thành đội nhà ở phút 90 khi thủ môn Đỗ Thành Tôn dâng lên cao. Và ở mùa giải 1997 – 1998, Công an Hà Nội đã thắng An Giang với tỉ số 4 – 3.

Quốc Vượng và đồng đội bán độ tại Sea Games 2005

Có lẽ cái định nghĩa bán độ là gì được người hâm mộ Việt Nam hiểu hơn tại Sea Games 2005. Khi đó tiền đạo của đội tuyển Việt Nam – Quốc Vượng đã có 1 phi vụ giao dịch với trùm cá độ để dàn xếp tỷ số. Quốc Vượng đã rud thêm 6 cầu thủ khác dàn xếp sao cho tỉ số thắng 1 – 0 ở trận đấu Việt Nam gặp Myanmar.

Khi đó số tiền mà cầu thủ này có được là 490 triệu đồng. Các cầu thủ khác là Văn Quyến, Bật Hiếu, Quốc Anh, Phước Vĩnh được chia số tiền 20 triệu đồng. Riêng Văn Phong và Hải Lâm đã không nhận số tiền của Quốc Vượng vì có cảm giác tội lỗi sau đó.

Bán độ Sea Games 2005 – Vết nhơ bóng đá Việt

Trọng tài nhận tiền và làm sai kết quả trận đấu

Trong trận đấu CLB Ngân hàng Đông Á – Thép Pomina trọng tài Lương Trung Việt đã nhúng tay vào dàn xếp tỉ số. Đây được xem như 1 vụ bán độ bóng đá gây xôn xao dư luận khá mạnh.

Theo đó, lãnh đạo đội bóng là Nguyễn Tiến Huy, Lê Văn Cường và Vũ Tiến Thành đã nhờ trọng tài Trung Việt cùng các trọng tài khác để dàn xếp tỉ số trận đấu theo hướng có lợi với mình. Số trận đấu mà trọng tài dàn xếp lên đến 5 – 6 trận và số tiền được thưởng mỗi trận khoảng 30 – 50 triệu đồng. Một số trọng tài cùng tham gia vào bán độ là Phạm Hữu Lộc, Hoàng Thế Dũng, Trương Thế Toàn và Lê Văn Tú.

Vụ bán độ của Sơn Cao – Trương Văn Dưỡng

Đây là 1 vụ bán độ được can thiệp kịp thời bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Nó được phát hiện khi cầu thủ là Trương Văn Dưỡng của CLB Hải Quan tham gia cá độ và bị bọn xã hội đen đe dọa.

Đó là trong giải bóng đá được tổ chức năm 1997, Sơn Cao cùng với Trần Minh Trung đã liên kết và sắp xếp 2 cầu thủ là Truong Văn Dưỡng và Nguyễn Phúc Nguyên Chương dàn xếp tỉ số. Số tiền khi đó mà các cầu thủ thu về được xem là rất lớn. Sau khi bị phát hiện, sự nghiệp của các cầu thủ bóng đá bị chấm dứt hoàn toàn. Cùng với đó họ cũng bị xử phạt với mức phạt xứng đáng.

Vụ bán độ của Sơn Cao – Trương Văn Dưỡng 1997

Bán độ trước Sea Games 2003

Trước Sea Games 22, đội trưởng tuyển Việt Nam là Vũ Như Thành đã bị huấn luyện viên mình nghi ngờ. Đó là trong trận đấu tại sân Mỹ Đình khi mà họ thua với tỉ số 1 – 2. Trong giải đấu Cup JVC, Như Thành cũng từng bị liên quan đến vụ bán độ khi mà lúc đó anh cũng đang khoác băng đội tuyển.

Dù bằng chứng lúc đó không thực sự rõ ràng, cầu thủ này vẫn bị Liên đoàn bóng đá treo giò 5 năm. Sau đó 1 năm, mức xử phạt được giảm xuống còn 2,5 năm.

Vụ bán độ của đội Visai Ninh Bình

Thêm 1 vụ án gây chấn động bóng đá trong nước khi mà có tới 13 cầu thủ Visai Ninh Bình tham gia. Đó là trận đấu diễn tra tại vòng bảng AFC Cup  tại Malaysia 3/2017 gặp Kelantan. Số tiền mà các cầu thủ nhận được lên đến 800 triệu đồng. Sau đó Nguyễn Văn Mạnh bị xử mức phạt cao nhất là 3 năm tù. Các cầu thủ còn lại đều bị nhận án treo và xử phạt tiền.

Với những thông tin trên đây chắc hẳn người hâm mộ bóng đá đã hiểu rõ hơn về khái niệm bán độ là gì? Có thể nói, đây được xem là hình thức xấu và thường xuyên bị lên án trong bóng đá. Vì thế nó được người hâm mộ quan tâm hơn cả.